Thủ tục hải quan hàng chuyển phát nhanh
DHL, TNT, UPS, FedEx…
Bạn muốn tìm hiểu về thủ tục hải quan hàng chuyển phát nhanh quốc tế, để tự làm thông quan cho lô hàng của công ty mình? Hoặc có thể chỉ để hiểu quy trình, từ đó biết cách phối hợp với đơn vị làm dịch vụ hải quan cho ăn ý?
Bài này sẽ hướng dẫn các bước thực hiện.
Trước hết cần tìm hiểu đối chút về…
Hàng chuyển phát nhanh là gì?
Hàng hóa chuyển phát nhanh là hàng hóa của chủ hàng thuê các công ty chuyên về lĩnh vực chuyển phát, bưu điện đảm nhận khâu vận chuyển. Các công ty này cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh. Đâylà dịch vụ vận chuyển hàng hóa, vật phẩm, thư từ, tài liệu… từ nơi này đến nơi khác trong một khoảng thời gian nhất định.
Gọi là chuyển phát nhanh có hàm ý là dịch vụ chuyển phát có yếu tố nhanh về thời gian và có độ tin cậy cao.
Trong chuyển phát nhanh có một số mặt hàng được quy định rõ ràng về cân nặng tối đa, chiều dài tối đa và đặc biệt là có quy định riêng đối với các mặt hàng nhạy cảm như: hàng cấm, hàng quý hiếm…
Hàng chuyển phát nhanh gồm cả thư tín, tài liệu, hàng hóa… Bài viết này chỉ nói về thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
Các quy định về thủ tục hải quan hàng chuyển phát nhanh
- Điều 1 Quyết định 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế thì: có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, có giá trị trên 1 triệu đồng thì phải nộp thuế theo quy định.
- Điểm b khoản 5 Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC về định mức miễn thuế với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
- Thông tư 191/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
Địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng chuyển phát nhanh
Theo quy định, hàng hóa chuyển phát nhanh được làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu (Điều 3 thông tư 191), chẳng hạn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Nhưng thực tế tại Hà Nội và Tp.HCM thì làm thủ tục tại chi cục chuyển phát nhanh, lại không phải là chi cục hải quan cửa khẩu. Cũng vì thế nên hàng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh vẫn đang tạm thời dùng mã A12 (để không trái với Quyết định 15/2017/QĐ-TTg).
Vấn đề này còn đang vướng mắc và đã có công hướng dẫn các cơ quan hải quan, chẳng hạn như:
- Thông báo số 2410/CPN-DDTT2 ngày 04/08/2017 của Chi cục hải quan CPN tp.HCM về mã loại hình khai báo hàng CPN
- Công văn 1191/GSQL-GQ ngày 8/8/2017 của Cục hải quan Tp.HCM về loại hình khai báo hàng nhập CPN.
- Thảo luận về mã loại hình A11 hay A12 cho hàng nhập CPN tại đây.
Để tránh nhầm lẫn, cách tốt nhất là bạn cần cập nhật thường xuyên. Với doanh nghiệp lần đầu hoặc đã lâu mới làm hàng CPN thì nên trực tiếp hỏi chi cục hải quan trước khi truyền tờ khai.
Dưới đây là thông tin về địa chỉ và mã chi cục hải quan chuyển phát nhanh tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan tại Nội Bài
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan tại Tân Sơn Nhất
Chi cục hải quan chuyển phát nhanh Hà Nội
– Địa chỉ: Địa chỉ: Xã Phú Minh – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
– Điện thoại: 024.35812888 – Fax: 024.35812666
– Mã chi cục hải quan chuyển phát nhanh Hà Nội: 01DD (Tên rút gọn: CCHQCPNHN)
– Mã các kho CPN do chi cục quản lý:
- 01DDC04 – Kho EMS
- 01DDC05 – Kho Hợp Nhất
- 01DDC06 – Kho UPS
- 01DDC07– Kho Fedex
- 01DDC08– Kho Liên Tỉnh
- 01DDC09 – Kho TNT hàng nhập
- 01DDC10 – Kho TNT hàng xuất
Chi cục hải quan chuyển phát nhanh Tp HCM
– Địa chỉ: 6 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
– Điện thọai: 028.39487610 – Fax: 028.39487611
– Mã chi cục hải quan chuyển phát nhanh Tp.HCM: 02DS
– Mã kho CPN do chi cục quản lý:
- 02DSC02 – Kho TNT
- 02DSC05 – Kho DHL
- 02DSC06 – Kho UPS
- 02DSC07 – Kho Fedex
- 02DSP02 – Kho EMS
EX : Cách tính thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá FOB
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá FOB + F + I + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT
Trong đó,
Thuế tiêu thu đặc biệt = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x thuế xuất thuế TTĐB
Ví dụ 1: Với doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ châu Âu về Việt Nam
Mặt hàng rượu chịu các thuế : thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
– Cách tính thuế nhập khẩu:
Số lượng rượu x giá tính thuế x thuế suất nhập khẩu của rượu.
(Thuế suất thuế nhập khẩu rượu đề nghị tra cứu tại biểu thuế nhập khẩu hiện hành ban hành kèm theo Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính)
– Cách tính thuế TTĐB:
Số lượng rượu x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế TTĐB của rượu
(Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt rượu đề nghị tra cứu tại Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính)
– Cách tính thuế giá trị gia tăng:
Số lượng rượu x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB) x thuế suất thuế GTGT
Ví dụ 2: Công ty Uy Tín có nhập khẩu 500 cây thuốc lá Cigar La Habana của Cuba theo giá CIF là 100 USD/cây. Tỉ giá ngoại tệ khi đó là 1 USD = 20.000 VNĐ. Trong đó: thuế nhập khẩu là 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá là 70%, thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế = 500 * 100 * 20.000 = 1.000.000.000 đồng
Thuế nhập khẩu: 1.000.000.000 * 40% = 400.000.000 đồng
Thuế tiêu thụ đặc biệt: (1.000.000.000 + 400.000.000) * 70% = 980.000.000 đồng
Thuế GTGT cho hàng nhập khẩu:
(1.000.000.000 + 400.000.000 + 980.000.000) * 10% = 238.000.000 đồng